Tổ chức trung thu là hoạt động thường niên không thể thiếu dành cho thiếu nhi vào 15/8 âm hàng năm. Tết Trung thu là cơ hội để các bé tìm hiểu về ngày lễ phong tục tập quán của Việt Nam, cũng là thời gian để người lớn dành sự quan tâm của mình tới con trẻ. Đây là ngày các bé thiếu nhi sẽ có một buổi vui chơi đầy thoải mái, thư giãn cùng bạn bè, người thân.
Tuy nhiên, việc tự tổ chức trung thu sao cho hấp dẫn, vui vẻ thu hút các bé và tạo nên những tràng cười ròn rã không phải là việc dễ dàng. Trong bài viết này, hãy cùng Thuethietbisukien.vn tìm hiểu chi tiết cách tổ chức trung thu độc đáo, thú vị với những kịch bản mới nhất 2024
1. Tìm hiểu ý nghĩa hoạt động tổ chức trung thu Tết Thiếu nhi
1.1. Nguồn gốc của Tết Trung Thu
- Tết Trung Thu hay còn được gọi với những tên gọi khác là Tết Nguyên tiêu, Tết Thiếu nhi. Đây là một ngày lễ vô cùng quan trọng trong văn hóa dân gian của nhiều nước Châu Á giàu truyền thống như: Trung Quốc, Việt Nam, Nhật Bản, Hàn Quốc. Tết Trung thu diễn ra vào ngày trăng tròn rực rỡ nhất trong năm, đó là 15/8 âm lịch, thường rơi vào tháng 9 dương lịch
- Tại Việt Nam, nguồn gốc của ngày Tết Thiếu nhi bắt nguồn từ sự tích chú Cuội, chị Hằng Nga trên cung trăng, chuyện kể rằng như sau:
Ngày xửa ngày xưa, có một tiên nữ tên là Hằng Nga, cô có nhan sắc xinh đẹp tuyệt trần và rất yêu quý trẻ con. Vậy nên, Hằng Nga hay lẻn xuống trần gian chơi đùa với các em nhỏ, nhưng đây lại là điều mà tiên giới nghiêm cấm.
Một ngày nọ, Ngọc Hoàng quyết định tổ chức cuộc thi làm bánh ngày rằm trăng tròn. Ai làm được loại bánh ngon, đẹp, và độc lạ nhất sẽ được trọng thưởng. Hằng Nga quyết định xuống trần gian để tìm cách làm bánh để tham gia cuộc thi.
Khi xuống trần gian, Hằng Nga đã gặp chú Cuội, cậu đã chỉ cho Hằng Nga cách làm bánh bằng cách trộn tổng hợp tất cả các nguyên liệu lại với nhau rồi mang đi nướng.
Câu chuyện về chị Hằng và chú Cuội
Kết quả là những chiếc bánh chế bởi chú Cuội khi được đám trẻ ăn thử và rất thích, bọn trẻ khen rất ngon. Nhờ đó, Hằng Nga đã thắng cuộc thi trên tiên giới và những loại bánh này được gọi là "bánh trung thu."
Tuy nhiên, lúc đó chú Cuội bị phép màu lạ, bị kéo lên cung trăng cùng cây đa, Cuội đã bị kẹt lại ở cung trăng không thể về trần gian nên buồn bã và rất nhớ nhà.
Thấy sự tình như vậy, Hằng Nga đã xin Ngọc Hoàng cho chú Cuội mỗi năm được xuống trần gian một lần vào dịp rằm tháng 8 âm lịch để đoàn tụ cùng gia đình. Hằng Nga cũng xin được hạ giới ngày đó để được vui chơi và đem bánh trung thu cho đám trẻ con ăn.
1.2. Ý nghĩa tổ chức Trung Thu Tết Thiếu nhi
Bất kể một sự kiện nào sinh ra cũng đều có những ỹ nghĩa sâu xa. Tết Trung thu cũng không phải là ngoại lệ. Trong phần này hãy cùng Thuethietbisukien.vn tìm hiểu về ý nghĩa của hoạt động tổ chức sự kiện trung thu:
1.2.1. Cầu cho mùa màng bội thu:
Đối với các vùng đất ở Châu Á, văn hóa lúa nước luôn vô cùng đa dạng và thú vị. Ngày Tết trung thu trong văn hóa nông nghiệp lúa nước đóng vai trò là ngày người dân cảm tạ, tỏ lòng thành kính biết ơn trời đất đã ban cho mùa màng bội thu, đem lại sự thịnh vượng, ấm no.
Ngày Tết Nguyên tiêu cũng rơi vào tháng 8 - thời điểm mưa thuận gió hòa, khí hậu mát mẻ và phù hợp cho vụ mùa gieo trồng, cầu mong trời yên biển lặng
1.2.2. Tổ chức Trung thu - Ngày gia đình sum họp, đoàn viên:
Trung thu là ngày gia đình đoàn viên
Từ câu chuyện sự tích chú Cuội hàng năm về đoàn tụ với gia đình vào ngày rằng tháng 8 âm lịch, Ngày Tết Trung thu có ý nghĩa là tết Đoàn viên, con cháu dù ở đâu xa xôi cũng đều về quây quần bên gia đình, người thân ông bà cha mẹ.
Đây là dịp để toàn bộ gia đình cùng nhau tụ họp, ăn uống và chia sẻ những câu chuyện đã trải qua. Cơ hội thể hiện tình yêu thương, sự quan tâm và gắn kết giữa các thế hệ trong gia đình. Những người con xa khi về thăm nhà thường tặng bánh trung thu như một cách bày tỏ sự quan tâm, yêu thương đối với ông bà cha mẹ.
1.2.3. Tổ chức Trung Thu - Ngày Tết dành cho Thiếu nhi
Cũng như trong truyện cổ tích chị Hằng và chú Cuội, những bạn nhỏ thiếu nhi luôn yêu thích bánh trung thu như một thứ quà của tuổi thơ. Tận hưởng đêm hội trăng rằm với múa lân, đèn ông sao và những mặt nạ đa dạng vui nhộn, ngày Tết Trung Thu từ lâu đã trở thành ngày dành cho trẻ em, được yêu thương, vui chơi và hiểu về truyền thống của dân tộc
2. Kế hoạch tổ chức Trung thu 2024
2.1. Thời điểm tổ chức trung thu
Tết Trung Thu diễn ra vào ngày 15 tháng 8 Âm lịch, cứ vào ngày này nhà nhà người người lại háo hức phá cỗ, tổ chức trung thu cho thiếu nhi. Năm nay 2024, Tết Trung Thu sẽ rơi vào thứ ba ngày 17 tháng 9 Dương lịch.
Trăng vào ngày rằm tháng 8 luôn tròn vành vạnh và sáng rực rỡ hơn so với mọi ngày. Đây là cơ hội thích hợp để gia đình cùng quây quần gặp mặt, cùng nghe và trò chuyện về những sự tích trong ngày Tết Trung Thu
2.2. Chuẩn bị mâm cỗ Trung Thu để phá cỗ
Các loại đèn lồng đa dạng ngày trung thu
Một mâm cỗ Trung Thu bao gồm: Bánh trung thu là điều không thể thiếu, mâm ngũ quả và những chiếc đèn lồng trung thu để tạo không khí và trang trí mâm cỗ.
- Bánh trung thu: Tùy theo sở thích của từng người, từng gia đình, ta có thể lựa chọn đa dạng các loại bánh truyền thống bánh nướng hoặc bánh dẻo; bánh hiện đại: các loại nhân khác nhau như trứng chảy, socola, matcha, đậu xanh
- Mâm ngũ quả: sử dụng các loại trái cây tươi như dưa hấu, lựu, quả na, quả chuối, khế và quả bưởi - những loại quả có mùa thu hoạch vào tháng 8 Âm, đồng thời trang trí tạo hình đẹp mắt
- Đèn lồng: hiện nay có rất nhiều loại đèn lồng mẫu mã đa dạng khác nhau để bạn có thể lựa chọn. Các hình dáng từ ngôi sao, ông trăng, cá chép, con thỏ…
2.3. Lên ý tưởng và kịch bản tổ chức Trung Thu
Cần có ý tưởng và lên kịch bản cụ thể tổ chức trung thu để có được kết quả tốt nhất. Những ý tưởng đó có thể từ truyện cổ tích như diễn kịch về truyện Hằng Nga, chú Cuội, hay những cuộc thi vẽ tranh, ca hát, kể chuyện dành cho thiếu nhi. Từ ý tưởng đó viết khung kịch bản chi tiết
2.4. Địa điểm tổ chức Trung Thu
Cần xác định rõ địa điểm tổ chức trung thu sao cho phù hợp với quy mô của sự kiện và số lượng người tham gia. Ví dụ như tổ chức trung thu cho công ty, số lượng các bé đông, cần tìm địa điểm có không gian rộng lớn, thoáng đãng và sạch sẽ đảm bảo an toàn cho trẻ em vui chơi, chạy nhảy và nô đùa phá cỗ.
2.5. Lên dự trù kinh phí và phân công các nhân sự
Khi tổ chức Trung thu, bạn cần chủ động lên kinh phí và các phương án dự trù để có những chương trình, hoạt động phù hợp với mức kinh tế.
Bên cạnh đó cần có sự phân công rõ ràng về mặt nhân sự, tránh những tình huống không hiểu ý nhau, làm sai lệch nội dung ý nghĩa của chương trình Trung Thu
2.6. Trang trí không gian tổ chức Trung thu
Trang trí không gian tổ chức Trung thu
Trang trí sân khấu và không gian dành cho khán giả với phong cách đáng yêu vui nhộn dành cho thiếu nhi. Sử dụng nhiều hình ảnh và âm thanh thể hiện ngày lễ truyền thống của dân tộc như: cây đa, ông trăng, các bạn thỏ, đèn lồng ông sao, chị Hằng, chú Cuội, …. Ban tổ chức cũng cần thiết kế âm thanh và không gian đủ rộng để chụp ảnh lưu lại khoảnh khắc
2.7. Tiến hành tổ chức các trò chơi ý nghĩa cho thiếu nhi
Yếu tố quan trọng là người quản trò, tổ chức trò chơi cho các bé thiếu nhi. Các bạn nhỏ còn rụt rè chưa tham gia vào trò chơi. Những người quản trò nên hóa trang thành chị Hằng, chú Cuội để “kêu gọi” sự tham gia của các bạn nhỏ vào những trò chơi dân gian đã chuẩn bị sẵn. Khuấy động không khí, đem đến những tràng cười và tính chất vui nhộn, hòa đồng cho các bạn nhỏ
2.8. Cùng nhau ôn lại các sự tích truyền thống về Tết Trung Thu
Để phát huy truyền thống văn hóa của dân tộc ta, không thể thiếu phần ôn lại, kể chuyện cổ tích từ những người dẫn chương trình. Để giúp các bé nắm được nguồn gốc cũng như ý nghĩa của ngày Tết Thiếu Nhi này.
2.9. Chuẩn bị các phần quà tặng ý nghĩa
Những phần nhỏ dành cho các bạn thiếu nhi là yếu tố không thể thiếu trong một sự kiện hoàn chỉnh. Những phần quà để khuyến khích các bạn tham gia trò chơi và dành tặng cuối buổi tổ chức Trung Thu đã trở thành truyền thống lâu nay, vì trẻ con rất thích được nhận quà và sẽ luôn háo hức chờ đợi đến Trung Thu tiếp theo
3. Các hoạt động tổ chức Trung Thu cho thiếu nhi
Rước đèn trung thu kết hợp Múa Lân
Một buổi rước đèn trung thu
Hoạt động cùng nhau rước đèn trung thu được xem là thứ "đặc sản" không thể thiếu trong ngày Tết nguyên tiêu. Những loại đèn lồng truyền thống, đèn lòng hiện đại được kết hợp độc đáo cùng trống, đội múa lân và mặt nạ tạo nên một không gian đầy không khí trung thu kéo nhau khắp các con ngõ trong phố. Ánh đèn lung linh phát ra từ những chiếc đèn lồng, tiếng trống rộn vang cùng bạn nhỏ thiếu nhi đi khắp xóm với nụ cười tươi rói là hình ảnh thường thấy trong ngày này.
Phá cỗ trung thu
Trung Thu là ngày tết đoàn viên nhiều ý nghĩa trong văn hóa tâm linh, sau khi đã thực hiện đầy đủ các nghi lễ truyền thống như, thờ cúng tổ tiên. Tiếp đến là những khoảnh khắc mọi người trong nhà tập hợp và ngồi lại với nhau để tiến hành phá cỗ. Mọi người trong gia đình sẽ cùng nhau thưởng thức bánh trung thu và trái cây, bánh kẹo trên mâm cỗ.
Người lớn thì cùng trò chuyện ngồi ăn bánh, uống trà, thưởng trăng; còn trẻ nhỏ thì cùng nhau nô đùa, vui chơi cùng chiếc lồng đèn trên tay. Tạo nên khung cảnh ấm áp, một bức tranh ý nghĩa về tết Trung Thu truyền thống trong gia đình.
Các trò chơi tổ chức trung thu cho các bé
Đồng thời, để giúp các bạn nhỏ thiếu nhi có một đêm Trung thu trọn vẹn, bạn hãy chuẩn bị thêm những trò chơi hấp dẫn, vui nhộn này nhé:
Bịt mắt bắt dê
Đây là một trò chơi quá đỗi quen thuộc nhưng lại không bao giờ nhàm chán, vì các bạn nhỏ luôn luôn phải chơi cùng nhau để và có rất nhiều tình huống có thể xảy ra. Đây là một trò chơi có thể tăng tính đoàn kết rất tốt và tạo nên không khí rộn ràng, vui vẻ trong ngày Tết trung thu.
Với trò này, bạn sẽ chọn một người trong số các bạn nhỏ làm người đi bắt, bạn nhỏ này sẽ bị bịt mắt và đi tìm các bạn nhỏ còn lại trong một khoảng không gian nhỏ cố định, bạn nhỏ nào bị bắt thì sẽ làm người thế chỗ, bị bịt mắt và đi tìm.
Trốn tìm
Trốn tìm cũng là một trò chơi dân gian truyền thống, dễ chơi được hầu hết các bạn nhỏ ưa thích. Trong trò chơi này, người quản trò cần chọn ra một người để bịt mắt đi tìm và đếm số 5 10 15 20 đến 10 để những người còn lại có thời gian đi trốn và bạn nhỏ đếm số sau đó sẽ đi tìm. Nếu bạn nhỏ đi tìm để mất vị trí và những người trốn chạm được vào đó thì người đi tìm sẽ thua và làm tiếp
Rồng rắn lên mây
Rồng rắn lên mây là một trò chơi ý nghĩa cho dịp Trung thu. Với trò này, một bạn nhỏ sẽ đóng vai ông chủ nhà. Các bé còn lại sẽ cùng nhau vang hát bài ‘Rồng rắn lên mây’ với câu cuối cùng là hỏi ‘Ông chủ có nhà hay không?’.
Nếu ông chủ trả lời không thì phải hát lại. Nếu trả lời có thì các bạn nhỏ hỏi lại ‘Ông xin khúc nào’. Số khúc trả lời tương ứng số thứ tự người đứng trong hàng rồng rắn. Tất cả mọi người sẽ có nhiệm vụ bảo vệ người bị chọn đó khỏi ông chủ nhà. Nếu bắt được thì ông chủ thắng, không bắt được thì ông chủ sẽ thua cuộc.
TỔNG KẾT
Những kinh nghiệm tổ chức Trung thu đã được chúng tôi cập nhật mới nhất năm 2024 thông qua bài viết trên đây. Rất mong những nội dung này giúp ích được cho Quý Độc giả trong quá trình tìm kiếm giải pháp cho các sự kiện của mình. Mọi thắc mắc, đặt hàng vui lòng liên hệ qua Hotline hoặc trực tiếp qua Website để được giải đáp nhanh chóng
Thuethietbisukien.vn là đơn vị uy tín vị hàng đầu khu vực miền Bắc, là công ty tổ chức sự kiện trung thu với hơn 12 năm kinh nghiệm.
Với đội ngũ nhân viên tay nghề cao, nhiệt tình, thuethietbisukien.vn đảm bảo luôn mang lại cho quý khách hàng trải nghiệm sự kiện một cách tuyệt vời nhất. Ngoài ra, hỗ trợ tư vấn cũng như thiết kế sự kiện giúp tạo nên không gian hoàn hảo, khắc sâu ấn tượng với khách hàng hoặc đối tác.
Thuethietbisukien.vn - Địa chỉ cho thuê thiết bị sự kiện uy tín, chuyên nghiệp
- Cơ sở Hà Nội: Tầng 2, tòa nhà Hancic 46, số 230 Lạc Trung, Hai Bà Trưng
- Cơ sở Hải Phòng: Tầng 2, số 53 Lạch Tray, Quận Ngô Quyền, Tp. Hải Phòng
- Website: https://thuethietbisukien.vn/
- Fanpage: https://www.facebook.com/thietbisukiensenxanh
- Hotline: 0988.669.497